12 nền tảng tri thức xã hội bất biến mọi thời đại (Phần 1)

Tốc độ phát triển của loài người hiện nay chỉ 50 năm thôi đã bằng 500 năm trước cộng lại. Xã hội thay đổi nhanh chóng, hãy hình dung nếu bạn chỉ đi "ở ẩn" ở đâu đó 1 năm thôi, khi quay lại. Chắc chắn bạn sẽ k còn nhận ra những gì xung quanh mình nữa. Nhưng có một điều rất đặc biệt, đó là dù xã hội có thay đổi thế nào, các ngành nghề có thay đổi ra sao, sẽ vẫn luôn có những thứ gần như không thay đổi, bạn luôn cần tới nó trong bất cứ hoàn cảnh nào. Vậy đó là những gì?

Không có gì bất biến theo thời gian, có những thứ thay đổi chóng mặt theo thời gian, cũng có những thứ ít thay đổi, và những thứ đó lại là nền tảng ở mọi thời đại và mọi không gian văn hóa. Dù bạn làm ngành gì, bạn cũng sẽ cần phải biết tới nó. 

1. Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp, đúng vậy, đây là kỹ năng mềm quan trọng nhất trong mọi hoàn cảnh, mọi ngành nghề và mọi bối cảnh xã hội khác nhau. Giao tiếp sẽ giúp hình thành nên hệ thống niềm tin bên trong bạn, hình thành nên cảm xúc của bạn. Không những thế, giao tiếp còn giúp bạn xây dựng đội nhóm, tăng hiệu quả năng suất trong công việc.

Thật không may là mọi người đều giao tiếp thường xuyên nhưng lại thường chưa giao tiếp đúng cách, từ cách bạn tiếp nhận thông tin đầu vào qua bán cầu não phải, rồi bạn phân tích so sánh, logic ở bán cầu não trái để hệ thống hóa và biến nó thành hệ thống niềm tin cho tới việc bạn dùng thủ pháp nghệ thuật ra sao để hiệu quả diễn đạt được tối đa. Thật may mắn, những điều này đều không phải là năng khiếu và sở trưởng, dù bạn là bất kỳ ai, xu hướng hướng nội có mạnh tới đâu, bạn đều có thể học.

Các thủ pháp diễn đạt hiệu quả trong mọi hoàn cảnh

Bạn có thể cho rằng tương lai nhờ có máy móc và internet sẽ thay thế con người làm việc và bạn không cần giao tiếp. Đây thực sự là những suy nghĩ sai lầm. Bạn sẽ không bao giờ có thể từ bỏ được giao tiếp, và hiệu quả công việc của bạn vẫn sẽ phụ thuộc phần lớn vào kỹ năng này. 

Một số những kỹ năng cũng liên quan tới kỹ năng giao tiếp bạn cũng cần phải lưu ý ví dụ như kỹ năng đàm phán, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng xây dựng đội nhóm...

2. Kỹ năng lãnh đạo

Lãnh đạo là kỹ năng gây ảnh hưởng, không phải kỹ năng ra lệnh

Chúng ta thường có xu hướng hiểu sai về nghĩa của từ khóa "lãnh đạo". Ta thường hiểu rằng lãnh đạo là việc chỉ đạo ai đó làm việc gì đó. Hiểu cho đúng, thì "lãnh đạo" chính là khả năng gây ảnh hưởng tới người khác, dù cho một xã hội được AI hóa tới đâu đi nữa, thì kỹ năng này luôn cần thiết và bất biến để bạn có thể khẳng định được mình giữa đám đông. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, xã hội nào, chúng ta vẫn nên làm chủ được kỹ năng này.

3. Kỹ năng học hỏi & tự học

Vua của mọi loại kỹ năng

Xã hội ngày nay thay đổi theo đơn vị thời gian là ngày và thậm chí là giờ, nếu tri thức của bạn không theo kịp với sự thay đổi đó, bạn sẽ nhanh chóng bị tụt lại phía sau. Học cũng luôn pải đi liền với hỏi. Và kỹ năng tự học là một kỹ năng vô cùng quan trọng để bạn giữ nhịp với sự thay đổi. Với một mindset (tư duy) luôn mở, thì sự tự học không chỉ là bạn tự đọc một cuốn sách nào đó, mà nó còn là cách bạn chủ động tìm kiếm những những thức cần thiết để bạn đạt được mục tiêu của mình, kể cả khi bạn có mua một khóa học, và bạn chủ động tìm cách làm chủ được những tri thức và kỹ năng đó, thì đó vẫn là tự học. 

Học tập không ngừng một cách có phương pháp có kỹ năng chính là "nền tảng động" giúp bạn thích nghi và làm chủ được trong bất kỳ tình huống nào.

4. Kỹ năng sáng tạo

Sáng tạo là kỹ năng có thể học

Đây là kỹ năng dễ gây hiểu lầm nhất, ta thường hay hiểu rằng sáng tạo là dành cho ai đó ở đâu đó chứ không phải dành cho chính bản thân chúng ta. Nhưng sự thực thì đây lại là kỹ năng có thể học. Bạn có thể sáng tạo theo cách cải tiến một công việc ngày hôm nay tốt hơn ngày hôm qua 1% hoặc bạn cũng có thể sáng tạo theo cách phát minh ra một điều gì đó hoàn toàn mới mẻ mà cái thế giới này đang cần như thuốc chữa ung thư hay phương tiện di chuyển liên hành tinh chẳng hạn. 

Nhưng tất cả những sáng tạo đó, đều tuân theo một nguyên tắc, một công thức cốt lõi mà ta hoàn toàn có thể thể làm chủ được nó dù bạn có là ai đi nữa. Đó là nguyên tắc "đường tính lũy""giao điểm sáng tạo". Bạn càng có nhiều đường tích lũy, thì khả năng sáng tạo, khả năng tạo ra những giao điểm cải tiến hay đột phá sẽ càng lớn. Đường tích lũy ở đây có thể là một khóa học bạn đã từng học, một cuốn sách bạn đã từng đọc qua, một từ khóa mà bạn tâm đắc, một câu chuyện mà bạn đã nói chuyện về một kiến thức nào đó với một người bạn hồi sáng, hay một trải nghiệm đáng giá trong quá khứ, tất cả đều tạo ra những đường tích lũy giá trị. 

Và tin tôi đi, cuộc đời bạn không có gì xảy ra là thừa cả, nhưng bạn hãy chủ động tích lũy những tham số tích cực để khả năng xảy ra những đáp số tích cực sẽ lớn hơn theo từng ngày. Đó chính là nguyên tắc căn bản của sáng tạo. Điều này, máy móc sẽ không thể thay thế được bạn dù chúng có thông minh tới đâu đi nữa.

5. Kiến thức về Triết học

Quy luật của mọi quy luật

Triết học là quy luật của những quy luật, hiểu rõ quy luật vận động của vạn vật con doanh nhân sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian cho những bài học không đáng có (Chỉ gói gọn trong 6 cặp phạm trù và 3 quy luật phát triển cũng như ứng dụng của nó). Không có thứ gì trên thế giới này vận động ngoài những quy luật của triết học. Có 2 điều để bạn tìm kiếm được hạnh phúc của mình, một là bạn cần hiểu bản thân, hai là bạn cần hiểu những quy luật, những gì đang hàng ngày xảy ra xung quanh bạn. Bạn hiểu chính mình và bạn hiểu được những quy luật để vận dụng mà không chống lại hoặc ngược lại, chính là lúc bạn tìm ra được hạnh phúc và thành công của mình.

6. Kiến thức về Tâm lý học

Môn khoa học làm chủ nhân tâm

Tâm lý học là môn khoa học thấu hiểu bản thân và làm chủ nhân tâm, những bậc giác ngộ mà chúng ta biết ví dụ như đức phật Thích Ca hay triết gia Aristot đều là những bậc thầy về thấu hiểm bản thân, thấu hiểu nhân tâm và thấu hiểu quy luật. Đây cũng là nền tảng của mọi hoạt động mang tính xã hội cao của loài người dù cho khả năng của máy móc có cao tới đâu đi nữa. Đó là Marketing, đó là bán hàng, đó là kinh doanh, đầu tư, quản trị, hay các hoạt động giao tiếp thông thường hàng ngày.

7. Kiến thức về Marketing

Dù bạn là ai bạn cũng đang tham gia vào Marketing

Nếu bạn nghĩ rằng chỉ những người kinh doanh hay bán hàng hoặc doanh nghiệp mới cần hiểu về Marketing thì bạn đã lầm. Cuộc sống xung quanh của chúng ta là một cuộc sống mang tính cung cầu rất cao, và chính bản thân các bạn nếu hiểu theo nghĩa rộng chính là một loại hàng hóa. Nếu bạn là người làm chuyên môn đơn thuần như nhà nghiên cứu chẳng hạn, bạn sẽ cần phải thể hiện được năng lực của mình, cũng chính là bạn đang marketing. Marketing chính là việc tạo giá trị và truyền thông được giá trị đó tới mục tiêu. Vậy giá trị của bạn là gì, và bạn truyền thông nó bằng cách nào, cũng chính là bạn đang làm Marketing dù bạn có làm ngành nghề gì đi nữa. 

Và kỳ diệu là, những nguyên tắc và một số khái niệm cơ bản về Marketing sẽ không bao giờ lỗi thời dù cho công nghệ có thay đổi tới đâu đi nữa, công nghệ cũng chỉ là công cụ để nâng cao hiệu suất những nguyên lý căn bản này mà thôi. Đó là thấu hiểu khách hàng, đó là chân dung khách hàng, đó những nỗi đau ẩn dấu, đó là định vị (định vị thương hiệu, định vị bản thân), đó là marketing mix (4P),...

Trên đây là 7 trong 12 nội dung mà chúng tôi cho rằng bất biến hoặc sẽ không thể thay đổi trong một thời gian dài. Những kiến thức và kỹ năng này sẽ không sớm lỗi thời. Nó hữu dụng trong mọi môi trường xã hội, mọi hoàn cảnh, mọi ngành nghề và mọi thời đại.

(Hết phần 1)

Bài viết cùng danh mục